KHỞI NGHIỆM KINH DOANH VỚI MÔ HINH QUÁN ĂN NHỎ
Những quán ăn nhỏ thường được mở ra bởi những người mới bước vào con đường kinh doanh, vẫn còn đang trong quá trình tìm hiểu và học tập, vừa làm, vừa trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Khi vẫn chưa có kinh nghiệm cho việc làm ăn buôn bán trên thị trường, và việc kinh doanh quán ăn nhỏ là phương pháp hiệu quả để những người làm kinh doanh tích lũy kinh nghiệm có sự va chạm thực tế và biết cách giải quyết những vấn đề khó khăn có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Bởi vì phần lớn những người mới bắt đầu kinh doanh đều chưa có nhiều kinh nghiệm, cọ xát với thực tế nhiều. Vậy nên những câu hỏi đại loại như kinh doanh cần chuẩn bị những gì, hay chi phí mở quán ăn nhỏ, mở quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn và làm thế nào để mở một quán ăn nhỏ, duy trì hoạt động của quán ăn…được rất nhiều người quan tâm.
1. Vấn đề về vốn
Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn? Theo kinh nghiệm của những người đi trước, mô hình này không cần vốn đầu tư cao và rất nhanh dễ thu hồi vốn và mức vốn bạn cần chuẩn bị khoảng 70 – 100 triệu. Bao gồm các khoản:
Tùy vào địa điểm mặt bằng, giá thuê trung bình cho các cửa hàng nhỏ dao động từ 5 – 10 triệu/ tháng. Nếu mặt bằng rộng rãi, có chỗ để xe sẽ có chi phí cao hơn.
Vì là mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, nên bạn sẽ phải nhập hàng theo từng ngày. Vì thế, giá thành thực phẩm sẽ có sự biến động liên tục. Do đó, chi phí này sẽ vào khoản 1 – 3 triệu/ngày.
Với một quán nhỏ, bạn chỉ cần 2 nhân viên làm ca là có thể đáp ứng nhu cầu. Chi phí cho nhân viên từ 2 – 3 triệu/tháng/ca/người. Hoặc bạn có thể giảm bớt tiền này bằng cách cùng người thân quản lý và phục vụ.
2. Trau Dồi Kỹ Năng Nấu Ăn, Kinh Doanh
Từ khi có ý định mở quán đến khi quán đi vào hoạt động, bạn cần phải chuẩn bị một thời gian khá dài. Toàn bộ thời gian chuẩn bị này, bạn nên dành 2/3 để đầu tư vào việc học tập và trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng về nấu ăn và cả kinh doanh. Nếu như không, việc thất bại là điều bạn không thể tránh khỏi.
Hãy tham gia thêm các lớp học nấu ăn giúp bạn nắm vững thêm những kiến thức và kỹ năng nấu nướng để tạo ra những món ăn thật thơm ngon, hấp dẫn, thu hút được nhiều thực khách. Còn kiến thức kinh doanh hãy dùng để quản lý công việc, nhân viên, xoay hồi vốn, phát triển thương hiệu để giúp cho quán ăn, nhà hàng của mình ngày càng đi lên.
3. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
Khi đã huy động được đủ số vốn, bạn cần thực hiện một cuộc khảo sát, điều tra thị trường. Vì là quán ăn nhỏ nên bạn phải là người tiên phong nắm bắt xu hướng, tìm kiếm những thị trường ngách. Bạn cần tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc sau: Thị hiếu của khách hàng như thế nào? Mặt hàng nào đang bán chạy? Số vốn có đủ để kinh doanh mặt hàng đó không? Bạn sẽ cạnh tranh về giá hay sự khác biệt?…
Sau đó, bạn cần xác định đối tượng phục vụ mà bạn hướng đến, có thể là: Học sinh, sinh viên, hộ gia đình, nhân viên văn phòng… Với từng nhóm đối tượng riêng biệt, bạn sẽ chọn được những món ăn phù hợp cũng như cách trang trí quán hợp lý. Tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ, bạn cần tìm hiểu kỹ địa điểm kinh doanh để chọn lựa mặt bằng lý tưởng. Đây là yếu tố quan trọng đóng góp thành công vào việc kinh doanh cảy bạn. Quán ăn nên nằm ở những nơi đông dân cư, tập trung người qua lại hay gần các trường học, trụ sở văn phòng…
Bên cạnh đó, dù khách hàng của bạn là ai, bạn cũng chú ý tập trung vào việc nâng cao chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Việc này liên quan đến vấn đề tìm kiếm nguyên liệu tươi sống và cách dự trữ chúng. Do đó, bạn cần tìm được những nơi cung cấp nguyên liệu an toàn, chất lượng và phù hợp với túi tiền. Hơn nữa, bạn cũng phải có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn, tạo sự độc đáo khác biệt trong hương vị để lôi cuốn thực khách.
Ngoài ra, bạn đừng quên lưu ý việc định giá món ăn hợp lý để phù hợp với mô hình kinh doanh và chất lượng của món ăn. Vì nếu bạn đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ bạn sẽ có thể phải rơi vào tình trạng mất khách hàng.
4. Đừng Quên Chuẩn Bị Các Giấy Tờ Đăng Ký Kinh Doanh
Ngoài giấy phép kinh doanh, trước khi cho quán vào hoạt động, bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy và giấy phép kinh doanh bán lẻ bia, rượu nếu quán ăn, nhà hàng của bạn có phục vụ.
Việc chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này sẽ giúp bạn tránh khỏi một số rắc rối về sau. Đó có thể là bị phạt hành chính và nặng nhất là tạm đình chỉ việc kinh doanh. Do đó, ngay ban đầu, bạn nên chú ý đến vấn đề này nhé!
5. Lựa Chọn Địa Điểm Và Trang Trí Cho Không Gian
Địa điểm kinh doanh là yếu tố quyết định không nhỏ đến việc quán ăn của bạn nhiều khách hay vắng khách. Tìm mặt bằng kinh doanh, trang trí cho quán và chuẩn bị trang thiết bị, vật dụng cho quán là một trong những khâu rất quan trọng và tiêu tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị. Bởi vì là quán ăn nên không gian quán nên trang trí nhẹ nhàng, đơn giản sẽ mang lại hiệu quả hơn. Không gian cần phải thoáng đãng, không chật chội hay bí bách sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, khách hàng. Giá cả của các món ăn nên được cố định, hạn chế việc thay đổi sẽ mang lại cho khách hàng những bất tiện và khó chịu. Đó là những bước đầu tiên để người kinh doanh có thể ước tính được chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu dựa trên như để chuẩn bị tốt nhất cho công việc sảy ra.
Bước thứ 2 là cách bày trí cho quán ăn của mình như thế nào để đẹp mắt và thu hút nhất. Khách hàng hiện nay ngoài nhu cầu ăn ngon còn cần phải đẹp. Vậy nên để thu hút được người dùng, khách hàng, người kinh doanh nên chú trọng vào việc trang trí, bày biện không gian quán ăn phù hợp và đẹp mắt nhất.…
6. Quảng Bá Và Giới Thiệu Thương Hiệu Của Quán
Việc giới thiệu và quảng bá cho thương hiệu của mình trên các diễn đàn, các trang mạng và mạng xã hội sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc kinh doanh cũng như mang lại một lượng khách hàng đáng kể biết đến thương hiệu kinh doanh của bạn. Sự phổ biến của internet và việc hầu hết mọi người đều sử dụng các trang mạng xã hội, nên khả năng tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn.
4 NGUYÊN TẮC ĐỂ KINH DOANH QUÁN ĂN NHỎ TẠO RA LỢI NHUẬN
Dưới đây là 4 nguyên tắc để những người đang định khởi sự kinh doanh có những bước đi suôn sẻ hơn.
Xác định rõ ràng quán ăn sẽ bán gì, cho ai ngay từ đầu là một điều cực kì quan trọng. Các quán ăn nhỏ có thể bắt đầu việc lên thực đơn dựa vào lợi thế của bản thân chủ quán, ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực vật chất, con người cũng như sức cạnh tranh của mình trong phân khúc.
Dù kinh doanh quán ăn nhỏ hay lớn, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định giá trị của quán trong mắt khách hàng. Khi nhu cầu về chất lượng phục vụ của mọi người ngày càng cao hơn, các chủ cơ sở kinh doanh quán ăn nhỏ càng cần nhanh nhạy nắm bắt, thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng. Đôi khi thực khách quyết định quay trở lại mọt quán ăn nào đó không chỉ vì chất lượng món ăn mà còn bởi trải nghiệm tuyệt vời họ nhận được.
Sự biến động của thị trường kéo theo những thay đổi thất thường trong giá cả nguyên vật liệu và các chi phí vận hành khác. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định tăng giá. Việc thay đổi giá cả thường xuyên liên tục ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của thực khách. Vì vậy, các quán ăn nên định giá món ăn của mình trong khoảng lợi nhuận có thể để giữ uy tín cho mình và giữ chân những thực khách thân thiết.
Một bất lợi lớn của các quán ăn nhỏ khi bắt đầu vận hành là thiếu đi những quy trình, nguyên tắc hay nguồn nhân sự chất lượng cho mình. Không có quy trình tuyển dụng bài bản, không sở hữu hệ thống kiến thức đào tạo nhân viên chuyên nghiệp như các cơ sở kinh doanh lớn và có kinh nghiệm, các quán ăn nhỏ đôi khi gặp những vấn đề rắc rối khi kinh doanh.
Tuy vậy, những vấn đề này có thể được hạn chế khi bạn tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng. Một số tiêu chí thường thấy ở các quán ăn nhỏ là độ tin cậy của nhân viên, sự tháo vát, thạo việc, tinh thần sẵn sàng làm nhiều công việc cùng một lúc…