1. Tìm thị trường ngách thích hợp
Với nguồn vốn có hạn, bạn cần biết rằng mình không đủ năng lực để làm được mọi việc cùng một lúc. Các công ty lớn có thể đồng thời tung ra nhiều sản phẩm, dịch vụ. Nếu công ty nhỏ cũng cố gắng chạy theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Điều duy nhất bạn làm được trong lúc này là tìm ra một thị trường ngách thích hợp và tìm cách trở thành số 1 tại thị trường đó. Hãy dành sự tập trung cho một hoặc vài sản phẩm, dịch vụ, phân khúc thị trường nhất định. Vậy bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các ông lớn trên thị trường vốn dễ vị xao nhãng.
Một khi bạn đã nắm giữ vững chắc được thị trường ngách rồi thì lúc đó nghĩ đến mở rộng cũng chưa muộn.
2. Chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng
Những công ty lớn thường tập trung vào mở rộng thị trường, đồng nghĩa với việc họ làm dịch vụ chăm sóc khách hàng chung chung để phù hợp với nhiều loại khách hàng. Trong khi đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là mấu chốt để doanh nghiệp nhỏ dễ dàng lấy ưu thế trước các đối thủ khác. Đừng quá lo lắng rằng bạn khó triển khai được dịch vụ chăm sóc khách hàng ở quy mô lớn, bất cứ khoản đầu tư nào cho dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng sẽ mang lại lợi ích thông qua các khách hàng cũ mua lại sản phẩm/ dịch vụ hoặc chia sẻ tiếng tốt về sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn.
Hãy tạo ra bản sắc riêng cho công ty bạn, làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái. Tranh thủ tặng những món quà nhỏ, công cụ miễn phí để khách hàng thấy rằng bạn hiểu những khó khăn mà họ đang gặp phải và luôn có nhiều giải pháp để giải quyết.
3. Tận dụng Marketing truyền miệng
Tập trung vào cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt và chính điều này sẽ mang lại những phản hồi tích cực từ khách hàng. Đây là một lợi thế cạnh tranh vượt trội tạo ra niềm tin cho khách hàng ngay từ lần gặp đầu tiên.
Sử dụng tối đa sức mạnh của mạng xã hội bằng cách thường xuyên gửi thông tin, tổ chức các cuộc thi, gói khuyến mãi cho các chủ doanh nghiệp nhỏ để họ nắm bắt được những thông tin hữu ích.
Đừng tự tạo ra các áp lực cho bản thân phải chạy theo mọi người, đặc biệt là cuộc đua quảng cáo kiểu pay-for-play (ai mạnh người đó thắng). Hãy cân đối sức lực của mình và lựa chọn giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
4. Đừng quá tập trung vào đối thủ cạnh tranh
Hãy để ý đến những diễn biến trên thị trường và cảnh giác khi đối thủ dẫn đường chỉ lối cho bạn. Bạn đơn giản là làm theo những gì người khác làm bạn sẽ mãi ở phía sau.
Kinh doanh không phải để cạnh tranh với công ty khác. Nhiệm vụ của bạn là giúp đỡ khách hàng và cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời. Hãy tập trung vào những gì khách hàng và nhân viên cần rồi mọi thứ sẽ tự động suôn sẻ.
5. Tận dụng vị thế "chiếu dưới"
Đừng cố gắng che giấu việc bạn là doanh nghiệp nhỏ mà hãy tận dụng đó là một lợi thế cạnh tranh.
Giáo sư Đại học Havard – Anat Kenain, cũng giải thích tại sao các thương hiệu nhỏ thường nhận được ủng hộ:”Những người yếu thế hơn luôn cho thấy sự kiên trì đối mặt với nghịch cảnh và tinh thần làm việc quật cường. Ngay cả trong khi thất bại, họ vẫn tập trung vào mục tiêu của mình. Sự quyết tâm, kiên trì đó đã giúp họ vươn lên sau những lần thất bại và bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực. So với những người khác, họ luôn tràn đầy nhiệt huyết với mục tiêu của mình. Hy vọng thành công của họ luôn mãnh liệt ngay cả khi đối mặt với trở ngại".
Hãy thoát ra khỏi mô hình tiếp thị truyền thống và sử dụng chính câu chuyện độc đáo về công việc kinh doanh của chính mình để tiếp thị cho khách hàng. Điều đó giúp khách hàng hiểu bạn và yêu quý công ty của bạn nhiều hơn.
6. Ứng dụng Phần mềm công nghệ vào quản lý doanh nghiệp
Dưới tác động của thời đại công nghệ 4.0, các Phần mềm công nghệ có chức năng hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động quản lý điều hành trong doanh nghiệp đã được ra đời. Với những tính năng được tích hợp, phần mềm này trở thành công cụ đắc lực để doanh nghiệp tối ưu được thời gian, chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc, giảm bớt áp lực cho nhân viên đồng thời tạo ra được lợi nhuận trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Đứng ở vị trí người quản lý thông qua phần mềm, ban lãnh đạo thấy được tình hình phát triển cụ thể của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoặc các tồn tại cần khắc phục ở các phòng ban/ bộ phận ở mọi lúc mọi nơi. Đây được coi là những điểm vượt trội khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp trong tình hình số hóa toàn cầu hiện nay.
Đến đây bạn cũng đã thấy rằng doanh nghiệp nhỏ chưa hẳn là bất lợi. Mà hãy tin vào chính mình và sử dụng những bất lợi thành lợi thế để giành chiến thắng trên thị trường đang tập trung vào chất lượng khách hàng hơn là số lượng.