Trước khi bắt đầu kinh doanh, việc đầu tiên cần làm là nghiên cứu thị trường. Bạn cần nắm rõ:
Hãy quan sát những cửa hàng lân cận xem họ bán gì? Giá bao nhiêu? So với giá buôn họ lãi như thế nào? Tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những điểm hạn chế. Đặc biệt, xem đối thủ thiếu mặt hàng gì mà khách hàng cần mình bán cái đó. Từ đó, rút kinh nghiệm và lập kế hoạch kinh doanh bài bản, chi tiết.
2. Chọn vị trí mặt bằng cửa hàng
Đặc trưng của cửa hàng tạp hóa nhỏ là bán các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày. Do vậy hãy chọn mặt bằng tại những nơi đông dân cư. Chú ý là càng xa các cửa hàng khác càng tốt.
3. Dự tính vốn mở cửa hàng
Khi mở cửa hàng tạp hoá, bạn sẽ thấy có rất nhiều khoản phí cần phải đầu tư. Chẳng hạn:
Do đó, hãy khảo sát thực tế, so sánh giá kỹ càng. Thậm chí là lên các hội nhóm hay tham vấn kinh nghiệm những người đi trước. Lên danh sách chi tiết các hạng mục để dự tính vốn và tránh lãng phí. Đồng thời, xem khả năng xoay vòng vốn thế nào cho khả thi.
4. Chọn nguồn hàng
Lấy hàng ở đâu rẻ và chất lượng có lẽ là vấn đề khiến người kinh doanh đau đầu. Thời gian đầu bạn có thể nhập hàng từ đơn vị sản xuất để được giá sỉ. Đồng thời, nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể.
Bạn cũng có thể chọn nguồn hàng từ siêu thị. Không chỉ đa dạng hàng hóa mà bạn còn được giao hàng tận nhà. Ngoài ra, có thể nhập thêm một số hàng cao cấp, mỹ phẩm, hàng xách tay để bán. Khi nhập hàng, cần chú trọng số lượng sao cho đủ tiêu chuẩn để hưởng khuyến mại và chiết khấu từ nhà cung cấp.
5. Các loại giấy tờ cần có
Thủ tục để mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ khá đơn giản. Chỉ cần các loại giấy tờ sau:
6. Dự tính rủi ro
Bạn cần xác định các rủi ro sẽ gặp phải khi kinh doanh hàng tạp hóa. Điển hình như: Cháy nổ, thất thoát hàng hóa, lừa đảo, hàng giả hàng nhái, bán ế ẩm, thu hồi vốn chậm, nợ tiền mua hàng do thân quen, trả nhầm tiền cho khách,… Đặc biệt là đừng ôm quá nhiều hàng trong khi chưa biết có bán được không?
Khi tiếp thị của các công ty đến mời chào và đưa ra các khuyến mãi hấp dẫn, bạn nên yêu cầu để lại hàng mẫu, kiểm tra thông tin thương hiệu rồi hẵng quyết định có lấy hay không. Nếu lấy thì lấy vừa đủ để xem thị hiếu người tiêu dùng. Yêu cầu xuất hóa đơn GTGT cho đơn hàng đó. Như thế bạn sẽ tránh được nhập hàng nhanh vội và bị lừa đảo, tồn hàng.
Nói chung, cửa hàng nào mới mở cũng rất dễ gặp phải những trường hợp này. Do vậy cần dự tính trước để biết cách xử lý hiệu quả.
7. Mua sắm dụng cụ, thiết bị trang trí cửa hàng
Với một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bạn sẽ cần đầu tư các trang thiết bị như:
Để tạo sự khác biệt, nên thiết kế lại không gian cửa hàng sao cho mới lạ. Đi theo lối tối giản nhưng vẫn logic. Các kệ hàng bố trí dọc bên trong cửa hàng để khách hàng dễ mua sắm, chọn lựa. Quầy thu ngân đặt bên ngoài để dễ dàng thanh toán và giám sát tổng quan cửa hàng. Hoặc cũng có thể đặt bên trong nếu đã có nhân viên trông coi.
8. Nhập hàng và trưng bày hàng hóa
Cửa hàng dù nhỏ cũng cần phải có đa dạng hàng hóa. Tuy nhiên sau khi tham khảo thị trường bạn sẽ biết được tùy từng đối tượng mà nhu cầu mua sắm khác nhau. Chính vì thế bạn cần nắm rõ đặc điểm, thị hiếu của khách hàng để lên danh sách mặt hàng cụ thể. Sau đó mới chọn nhà cung cấp để nhập hàng.
Nhập số lượng vừa đủ và bảo quản ở nơi khô ráo. Lưu ý kiểm định chất lượng sản phẩm và có đầy đủ giấy chứng nhận, hóa đơn chứng từ. Khi có bất cứ vấn đề gì có thể giải quyết nhanh chóng.
Hàng hóa sau khi nhập về có tới trăm nghìn món, nhưng không gian thì giới hạn. Giải pháp là gì? Hãy bố trí hàng hóa theo những cách dưới đây để tối ưu hóa không gian.
9. Lập kế hoạch quảng cáo tiếp thị và khai trương cửa hàng
Chính bởi việc bạn đang đầu tư mở cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cho nên không phải ai cũng biết tới và đến mua. Bạn cần phải lập kế hoạch truyền thông để quảng bá thương hiệu bằng nhiều kênh khác nhau.